Wikidata:Giới thiệu

This page is a translated version of the page Wikidata:Introduction and the translation is 89% complete.
Outdated translations are marked like this.

Wikidata là một cơ sở dữ liệu thứ cấp mở, cộng tác, và đa ngữ, thu thập dữ liệu cấu trúc để cung cấp hỗ trợ cho Wikipedia, Wikimedia Commons, các wiki khác của phong trào Wikimedia, và cho bất cứ ai trên thế giới.

Điều đó nghĩa là gì?

Hãy khám phá lời giới thiệu trên một cách chi tiết hơn:

  • Tự do. Dữ liệu tại Wikidata được phát hành theo Giấy phép Hiến tặng cho Công chúng của Creative Commons phiên bản 1.0, cho phép tái sử dụng dữ liệu theo nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể sao chép, sửa đổi, phân phối và trình chiếu các dữ liệu này, kể cả cho mục đích thương mại, mà không cần xin phép.
  • Có tính cộng tác. Dữ liệu được các biên tập viên Wikidata nhập vào và bảo trì, họ cũng là người đưa ra các quy định về việc khởi tạo và quản lý nội dung. Tài khoản bot tự hành cũng nhập dữ liệu vào Wikidata.
  • Đa ngôn ngữ. Việc sửa đổi, sử dụng, tìm kiếm, và tái sử dụng dữ liệu đều là đa ngôn ngữ. Dữ liệu nhập vào theo ngôn ngữ nào cũng sẽ lập tức có mặt trong tất cả các ngôn ngữ khác. Bạn có thể sửa đổi bằng bất kỳ ngôn ngữ nào và bạn được khuyến khích làm điều đó.
  • Cơ sở dữ liệu thứ cấp. Wikidata không chỉ lưu trữ những thông tin thông thường, mà còn cả nguồn của chúng, và kết nối với các cơ sở dữ liệu khác. Điều này phản ánh được tính đa dạng của kiến thức và hỗ trợ việc kiểm chứng thông tin.
  • Thu thập dữ liệu có cấu trúc. Sắp xếp dữ liệu với cấu trúc chi tiết nhất sẽ cho phép các dự án Wikimedia và các bên thứ ba dễ dàng tái sử dụng dữ liệu, và cho phép máy tính xử lý và "hiểu" nó dễ dàng.
  • Hỗ trợ các dự án Wikimedia. Wikidata hỗ trợ cho Wikipedia ghi nội dung vào các hộp thông tin để dễ bảo trì hơn và liên kết đến các ngôn ngữ khác, từ đó giảm đi gánh nặng biên tập đồng thời làm tăng chất lượng cho Wikipedia. Các cập nhật từ một ngôn ngữ sẽ được tự động có mặt trong toàn bộ các ngôn ngữ còn lại.
  • Tất cả mọi người trên thế giới. Bất cứ ai đều có thể sử dụng Wikidata theo cách họ mong muốn bằng cách sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API).

Wikidata hoạt động như thế nào?

 
Hình ảnh của một mục từ Wikidata thể hiện các thuật ngữ quan trọng nhất trên Wikidata.

Wikidata là một kho lưu trữ chung cho phép nhiều dự án truy cập, như các wiki của Quỹ Wikimedia. Các dự án wiki riêng lẻ không cần phải bảo trì các nội dung đã được tải động lên Wikidata. Ví dụ như các con số thống kê, ngày tháng, địa điểm và các dữ liệu phổ thông các có thể được đưa lên tập trung trên Wikidata.

Kho lưu trữ Wikidata

 
Các mục từ và dữ liệu của chúng được liên kết với nhau.

Kho lưu trữ của Wikidata chủ yếu bao gồm các item, mỗi một từ sẽ có một label, một description và nhiều aliases. Các mục từ được định danh duy nhất bằng tiền tố Q theo sau là một con số, ví dụ Douglas Adams (Q42).

Lời phát biểu mô tả các thuộc tính chi tiết của một khoản mục và bao gồm một thuộc tính và một giá trị. Thuộc tính trong Wikidata sẽ bao gồm một tiền tố P theo sau là số, ví dụ như educated at (P69).

Đối với một danh mục về người, bạn có thể thêm một property để chỉ ra nơi họ từng học tập, bằng cách ghi một value cho trường học. Đối với công trình xây dựng, bạn có thể ghi một property tọa độ địa lý bằng cách điền các value vĩ độ và kinh độ. Các property cũng có thể liên kết đến các cơ sở dữ liệu bên ngoài. Một property dùng để liên kết với một cơ sở dữ liệu bên ngoài, ví dụ như cơ sở dữ liệu quản lý tác giả dùng trong các thư viện và viện lưu trữ, được gọi là một identifier. Các Sitelinks đặc biệt sẽ kết nối một item với nội dung tương ứng của nó trên các wiki, như Wikipedia, Wikibooks hoặc Wikiquote.

Tất cả những thông tin này sẽ được hiển thị bằng bất cứ ngôn ngữ nào, thậm chí khi dữ liệu được tạo ra bằng một ngôn ngữ khác. Khi truy cập các value này, các wiki sẽ hiển thị được thông tin mới nhất.

Item Property Value
Q42 P69 Q691283
Douglas Adams educated at St John's College

Tương tác với Wikidata

There are a number of ways to access Wikidata using built-in tools, external tools, or programming interfaces.

  • Wikidata QueryReasonator là một số công cụ phổ biến để tìm kiếm và kiểm tra các khoản mục Wikidata. Trang tools có một danh sách rộng lớn các dự án thú vị để khám phá.
  • Các wiki khách có thể truy cập dữ liệu cho các trang của họ bằng cách sử dụng Giao diện Lua Scribunto. Bạn có thể truy xuất tất cả dữ liệu một cách độc lập bằng cách sử dụng API Wikidata.

Bắt đầu

Tham quan Wikidata, được thiết kế cho người dùng mới, là nơi tốt nhất để tìm hiểu thêm về Wikidata.

Một số liên kết để bắt đầu:

Tôi có thể đóng góp như thế nào?

Hãy bắt đầu sửa đổi. Sửa đổi là cách tốt nhất để học về các cấu trúc và khái niệm của Wikidata. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các khái niệm của Wikidata trước, bạn sẽ muốn xem qua các trang trợ giúp. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn cứ thoải mái hỏi tại trang thảo luận dự án hoặc liên hệ với nhóm phát triển.

Xem thêm